Ở Việt Nam có hai phương án xuất bản sách, và cả hai đều liên quan đến tác quyền
Cách 1: Sách giấy, gồm 04 bước
Cách 2: Sách điện tử, nặng hơn rất nhiều ở bước xin giấy phép do về bản chất là bạn tự đóng vai nhà xuất bản.
B1: Giấy phép xuất bản: Tác giả hoặc nhà xuất bản cần xin giấy phép xuất bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi phát hành sách điện tử1.
B2: Bản quyền:
VietData.AI đang viết ebook "The tiny hat clan" (Tạm dịch: Bộ lạc đỉnh chóp). Vấn đề chung của mọi writer là các ý tưởng thì nhiều nhưng lộn xộn. Không phải là không có gì để viết mà nhiều ý tưởng quá, không biết viết cái nào trước, cái nào sau, để bố cục như thế nào cho hợp lý.
Mặc dù đã hỏi AI nhưng chưa ăn thua vì căn bản sách này đi từ suy nghĩ độc đáo riêng:
Hình 1: Tiny hat clan
Như vậy, ở đây đã có sự kết hợp của 3 ý tưởng lớn, mà AI khó lòng xâu chuỗi được. Nếu yêu cầu AI viết thì nó chỉ có bó tay. Như vậy, bước 1 phải là bẻ nhỏ dòng suy nghĩ ra cho AI theo kịp:
Bước 1 : Đi từ “ý tưởng ban đầu” đến “thông điệp”
Ý tưởng: Để “nhảy ra khỏi giếng”, cần buông bỏ cái tôi gắn với cái “mức giếng” hiện tại. Đây là hành trình phật pháp: “phá chấp”, “phá giới”, “phá kiến”.
Qúa trình tìm kiếm ý tưởng: Trong quá trình nghiên cứu về "phá cái tôi", dẫn đến thuật ngữ "phá chấp", rồi lại "phá giới, phá kiến". search "phá chấp, phá giới, phá kiến là gì" thì ra cả một loạt bài ở những trang Phật pháp. Đọc một hồi thì thấy là mình chẳng hiểu gì nhiều cả. Càng đọc càng thấy lú. Đặc biệt là đọc những lời văn cổ của Đức Phật.
Ví dụ:
Rất khó thẩm thấu ngay được. Vậy là ta có thể quay sang sử dụng AI để hỏi.
Hình 2: Toàn bộ quá trình hỏi và đáp với Gemini, từ đó hoàn thiện ý tưởng ban đầu để viết sách. Sẽ trích nguyên văn kèm theo bình luận cá nhân.
I. Hỏi-Đáp 1:
Hỏi: Phá giới, phá chấp và phá kiến là gì? Hãy giải thích dễ hiểu nhất cho 1 đứa bé 5 tuổi
Đáp: Phá giới, phá chấp và phá kiến - Giải thích cho bé 5 tuổi
Hãy tưởng tượng con là một chú chim nhỏ:
Phá giới giống như chú chim bay lượn lung tung, không theo quy tắc nào, có thể bay vào chỗ nguy hiểm hoặc làm tổn thương người khác. Ví dụ như: không nghe lời bố mẹ, đi chơi xa một mình, lấy đồ của người khác,...
Phá chấp giống như chú chim bị mắc kẹt trong lồng bởi những điều mình thích. Chú chim không thể bay xa, khám phá thế giới bên ngoài vì bị lũi bởi những món đồ chơi, thức ăn ngon,... Ví dụ như: chỉ thích chơi điện thoại, không thích chơi trò chơi ngoài trời, luôn muốn ăn kẹo,...
Phá kiến giống như chú chim tin vào những điều không đúng sự thật, ví dụ như: chim sợ bóng tối, chim nghĩ rằng mặt trời là một con chim khổng lồ,...
Làm thế nào để chú chim được tự do và hạnh phúc?
Giữ giới giống như chú chim bay theo đúng hướng dẫn, biết nghe lời bố mẹ, không đi chơi xa một mình, không lấy đồ của người khác,...
Phá chấp giống như chú chim học cách chia sẻ, không tham lam, biết quý trọng những gì mình có, ví dụ như: chia sẻ đồ chơi với bạn bè, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà,...
Phá kiến giống như chú chim học hỏi những điều mới, không tin vào những điều không đúng sự thật, ví dụ như: tìm hiểu về các loài chim khác nhau, quan sát mặt trời để biết nó là gì,...
Hãy nhớ rằng:
Phá giới, phá chấp và phá kiến là những điều cần thiết để con trở thành một người tốt và hạnh phúc.
Con có thể học hỏi và thay đổi bản thân mỗi ngày.
Bố mẹ và thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ con trên con đường tu học.
Hãy luôn là một chú chim ngoan ngoãn, biết vâng lời và ham học hỏi nhé!
Bình luận 1 (đưa vào quote, do là lời của tác giả)
Khá bất ngờ và thú vị với câu trả lời của Gemini và liên tưởng ngay tới phim AI Buddhism của Thái đang nổi trên Netflix.
Hình 3: “Will AI replace spiritual leaders?” trong phim Netflix nói trên
Bạn nào nghĩ là AI chỉ đơn giản là cào lại data để trả lời thì có thể cân nhắc lại. Vì rõ ràng là AI đang đưa một câu trả lời có vẻ khá thuyết phục mà search trên Google không có.
Nhưng đọc đi đọc lại thấy lấn cấn, nhất là đoạn đã "phá chấp" rồi lại còn so sánh với "mắc kẹt trong lồng".
Thế từ "phá" ở đây nên hiểu theo nghĩa nào. Có nghĩa nào khác ngoài nghĩa "phá hủy" không? Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam mà..
Vì “cấn” nên mình sẽ hỏi tiếp:
II. Hỏi-Đáp 2:
Hỏi: Từ "phá" trong "phá chấp" có phải là phá hủy không?
Đáp: Từ "phá" trong "phá chấp" không hoàn toàn mang nghĩa là phá hủy như ta thường hiểu. Phá chấp ở đây mang ý nghĩa sâu xa hơn, bao gồm nhiều tầng lớp nghĩa:
1. Loại bỏ:
"Phá" có nghĩa là loại bỏ, tiêu trừ những quan niệm, suy nghĩ sai lầm, cố chấp đang che khuất bản chất chân thật của sự vật.
Ví dụ: "phá chấp ngã", "phá chấp pháp", "phá chấp thường kiến".
2. Giải thoát:
"Phá" còn có nghĩa là giải thoát bản thân khỏi sự束縛 của những chấp trước, tham lam, sân hận, si mê.
Khi ta phá được chấp, ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản và tự do hơn.
3. Hiểu thấu:
Ở mức độ cao hơn, "phá" còn có nghĩa là hiểu thấu bản chất của sự vật, nhận ra sự thật vốn có của vạn pháp.
Khi ta đạt đến trình độ này, ta sẽ không còn vướng mắc vào bất kỳ thứ gì, và sẽ đạt được sự giác ngộ.
Vì vậy, "phá" trong "phá chấp" không chỉ đơn thuần là phá hủy, mà còn là quá trình chuyển hóa, nhận thức và giải thoát.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể liên tưởng đến việc:
Bình luận 2 (đưa vào quote, do là lời của tác giả)
Một câu trả lời khá rõ ràng và gợi mở thêm nhiều ý tưởng hay.
Nhưng chính vì vậy lại mâu thuẫn với Hỏi-Đáp 1.
III. Hỏi-Đáp 3:
Hỏi: Vậy thì bạn giải thích "phá giới" là "giống như chú chim bay lượn lung tung", "Phá chấp giống như chú chim bị mắc kẹt trong lồng", "Phá kiến giống như chú chim tin vào những điều không đúng sự thật" hình như không đúng. Hãy nghiên cứu và giải thích lại
Đáp: Giải thích "phá giới", "phá chấp", "phá kiến" cho bé 5 tuổi: Phiên bản nâng cao
Lời giải thích trước đây sử dụng hình ảnh chú chim để minh họa cho "phá giới", "phá chấp", "phá kiến" tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng chưa thực sự chính xác và đầy đủ. Sau đây là cách giải thích chi tiết hơn:
1. Phá giới:
Hình ảnh: Thay vì ví dụ như chú chim bay lượn lung tung, ta có thể so sánh "phá giới" với việc bé chơi trò chơi nhưng không tuân theo luật chơi.
Giải thích: Khi chơi trò chơi, bé cần tuân theo luật để đảm bảo sự công bằng và vui vẻ cho tất cả mọi người. Phá giới giống như bé gian lận, phá vỡ luật chơi, gây ảnh hưởng đến người khác và khiến trò chơi không còn ý nghĩa.
Ví dụ: Bé chơi trò chơi trốn tìm nhưng không chịu đếm số, tự đi tìm bạn; bé chơi cờ vua nhưng di chuyển quân sai luật.
2. Phá chấp:
Hình ảnh: Thay vì ví dụ như chú chim bị mắc kẹt trong lồng, ta có thể so sánh "phá chấp" với việc bé luôn muốn có một món đồ chơi mới nhất mà không quan tâm đến những món đồ chơi khác.
Giải thích: Chấp trước là sự tham lam, mong muốn quá mức vào một thứ gì đó. Phá chấp là buông bỏ những chấp trước không cần thiết, trân trọng những gì mình đang có và biết tìm kiếm niềm vui từ những điều đơn giản.
Ví dụ: Bé luôn đòi mua đồ chơi mới dù đã có rất nhiều đồ chơi; bé buồn bã vì không được đi chơi cùng bạn bè.
3. Phá kiến:
Hình ảnh: Thay vì ví dụ như chú chim tin vào những điều không đúng sự thật, ta có thể so sánh "phá kiến" với việc bé tin vào những câu chuyện cổ tích mà không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Giải thích: Kiến thức sai lầm, những định kiến gây hiểu lầm về thế giới xung quanh được gọi là "kiến". Phá kiến là quá trình học hỏi để phân biệt đúng sai, tiếp thu kiến thức mới và thay đổi những quan niệm cũ không chính xác.
Ví dụ: Bé tin rằng mặt trời là một ông già to lớn trên bầu trời; bé sợ bóng tối vì nghĩ rằng có ma trong đó.
Lưu ý:
Giải thích cho bé 5 tuổi cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, ví dụ cụ thể và sinh động.
Nên kết hợp với hình ảnh, câu chuyện để thu hút sự chú ý và giúp bé ghi nhớ dễ dàng hơn.
Quan trọng là cha mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng và tạo môi trường học tập thoải mái cho bé.
Hy vọng cách giải thích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về "phá giới", "phá chấp", "phá kiến" và có thể truyền đạt cho bé một cách hiệu quả.
Bình luận 3 (bỏ vào quote, do là lời của tác giả)
Câu trả lời này nghe hợp lý và dễ hiểu hơn hẳn. Nhất là chia thành 3 đoạn rõ ràng: hình ảnh, giải thích, ví dụ. Nhất là vấn đề khúc mắc ở Hỏi-Đáp 1 đã được giải thích dễ hiểu hơn. Nhưng có vẻ "chấp trước là sự tham lam, mong muốn quá mức vào một thứ gì đó" thì không chính xác.
Định nghĩa về "Chấp" khi thực hiện tra cứu:
"Chấp là cố chấp, mê chấp. Không đúng mà chấp là đúng, không thật mà chấp là thật, không mà chấp là sướng, vô ngã nhưng chấp là có cái ta v.v.. Tât cả những cái đó đều là mê chấp. Nghĩa là vì ngu si mê lầm mà mê chấp, rồi lại khăng khăng ngoan cố tự cho mình là đúng, đó là cố chấp. Người có trí, dùng trí tuệ và tài thuyết phục giảng giải cho người mê thấy rõ phải trái, thật giả."
Vậy thì kết hợp với Gemini thì có thể hiểu:
"Phá chấp" là "vượt qua sự cố chấp của bản thân".
Nếu đưa vào sách “the tiny hat clan” thì thông điệp phù hợp sẽ là:
"Phá chấp" tầng trên cùng của tháp Maslow (nhu cầu thể hiện bản thân) không hoàn toàn mang nghĩa là phá hủy như ta thường hiểu.
"Phá chấp" ở đây mang ý nghĩa sâu xa hơn, bao gồm nhiều tầng lớp nghĩa (loại bỏ, giải thoát, hiểu thấu).
Cụ thể là:
Loại bỏ những ảo tưởng kiếm tiền nhanh.
Giải thoát chính mình khỏi hình ảnh của cuộc sống sa hoa. Như vậy sẽ không còn phút giây nào để ngồi đó mà "giá như.. thì đã không nợ..."
Hiểu thấu chính bản thân mình với đầy đủ ưu nhược điểm, sẵn sàng đối mặt và thú nhận với bản thân và mọi người.
Như vậy sẽ giúp bản thân chỉ tập trung vào việc có ích thực chất, gạt bỏ hết tất cả những sĩ diện, cái tôi,v.v.. sang một bên.
Qua câu chuyện thực tế này, có một vài lưu ý quan trọng mà bạn nhất định cần ghi nhớ khi sử dụng AI để tìm kiếm thông tin, đặc biệt là để viết sách
Nhất định phải có tư duy phản biện (critical thinking). Đừng vội tin những gì AI viết. Luôn phải kiểm chứng lại thông tin. Đặc biệt những thứ liên quan đến định nghĩa hoặc số liệu cần tính chính xác cao.
Nhất định phải có góc nhìn riêng, đặc biệt là cảm xúc chân thật từ trải nghiệm của chính bạn. Không quan trọng đúng sai của sự kiện. Vì đã là cảm xúc thì chỉ có hỉ, nộ, ái, ố đơn thuần.
Đừng cố gắng khoác trên mình cái áo quá lớn khi trải nghiệm không có mà chỉ xào nấu những bài viết trên mạng như mấy KOL Tiktok mới nứt mắt vào đời đã ti toe đòi viết sách dạy đời người khác.
Khi ai cũng có thể dùng AI để viết, để khoác trên mình cái mác chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Nhất định phải có vốn sống nhất định trong lĩnh vực mình viết. Và khi viết thì cần viết chân thật theo cảm xúc của trải nghiệm đó, không được thao túng.
Quan trọng nhất là biết đến đâu thì viết đến đó, sống thật với chính bản thể và câu chuyện của mình. Trong thế giới online mà mọi thứ đều có thể check VAR đến từng chân tơ kẽ tóc thì chỉ có những thứ chân thật đơn sơ thuần túy nhất mới có thể tồn tại.
Đến đây, ai cũng cũng từng có suy nghĩ thoáng qua (đặc biệt đây là thời mạng xã hội, ai cũng có một ít máu phông bạt cả):
“Hay là mình cứ giả vờ giàu, rồi viết đao to búa lớn một tí cho hút khách nhỉ, để bán thêm nhiều sách và dịch vụ khác để có tiền nhanh, chứ nhuận bút giá rẻ thế này thì bao giờ mới có tiền.”
Đây chính là con đường ngắn nhất để thành Tai Lopez, Dan Lok, Robert Kiyosaki.
Việc chân thành này sẽ khiến chính độc giả cũng trở thành khán giả, theo dõi vì tò mò hoặc cổ vũ khích lệ chính tác giả. Trong bối cảnh VietData.AI là một công ty khởi nghiệp, việc này càng cần thiết.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi. Đội ngũ của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại để hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất