Nội dung
Trong năm 2025, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam sẽ được đẩy mạnh chưa từng thấy, tập trung vào quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động xử lý dữ liệu đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan. Doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với nhiều loại chế tài nghiêm khắc trong đó duy trì cả “cứng” và “mềm”.
Năm 2023 đánh dấu sự chủ động của Bộ Công An trong việc phát hiện, điều tra và xác minh 16 vụ việc lộ mất, rao bán thông tin, bí mật nhà nước và dữ liệu nội bộ trên không gian mạng. Đây là tiền đề quan trọng để trong năm 2024, các cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động điều tra, xác minh và thống kê số liệu về các vụ vi phạm dữ liệu cá nhân. Các hoạt động này được triển khai thông qua nhiều phương án thu thập thông tin đa dạng, cùng với sự hỗ trợ từ hệ thống nTrust của Hiệp hội An ninh mạng. Sự chủ động và nỗ lực không ngừng này cho thấy quyết tâm của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu. Sự chủ động và quyết tâm không ngừng của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra và giám sát vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu được phản ánh rõ ràng qua các báo cáo và thống kê công bố trên các phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy rằng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2025, với mức độ quyết liệt hơn bao giờ hết.
Cùng với việc tăng cường kiểm tra và giám sát, dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng đang được hoàn thiện. Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng đang được hoàn thiện, với 15 điều khoản quy định xử lý vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Mức phạt được đề xuất lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức, và trong một số trường hợp có thể tăng gấp 2, gấp 5 lần hoặc lên đến 5% tổng doanh thu năm tài chính liền trước tại Việt Nam. Đặc biệt, các hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định có hiệu lực vẫn có thể bị xử lý. Những động thái này thể hiện rõ quyết tâm của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý triệt để các hành vi vi phạm dữ liệu. Không chỉ nhằm mục đích răn đe, các chế tài mới còn hướng tới việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân không còn là giải pháp mang tính đối phó mà trở thành một chiến lược dài hạn, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Song song với sự siết chặt từ phía cơ quan quản lý, nhận thức ngày càng cao của người dân về quyền riêng tư dữ liệu cũng tạo ra một thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp. Ngoài các chế tài pháp lý, doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro về uy tín khi niềm tin của người tiêu dùng vào việc bảo vệ dữ liệu cá nhân bị suy giảm. Các phản ứng tiêu cực từ cộng đồng, thậm chí là tẩy chay, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Có thể khẳng định, với những bước đi mạnh mẽ từ các cơ quan Nhà nước và sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng, công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam trong năm 2025 sẽ tiếp tục trở thành một ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với yêu cầu cao hơn về tuân thủ pháp luật và thực thi các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời cũng phải lưu ý đến yếu tố uy tín trong mắt người tiêu dùng.
Tác giả: Lucy Anh Phạm
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi. Đội ngũ của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại để hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất